Bảy công cụ cơ bản quản lý chất lượng hay còn gọi là 7 công cụ quản lý chất lượng khởi nguồn từ Nhật Bản, bao gồm các biểu đồ đơn giản và kỹ thuật thống kê. Theo Viện Phần Mềm bất cứ ai được đào tạo về thống kê cơ bản đều có khả năng áp dụng 7 công cụ này vào các vấn đề liên quan đến chất lượng từ đơn giản cho đến phức tạp.
7 công cụ quản lý chất lượng được áp dụng trong bất kì ngành nghề nào từ sản xuất đến phân phối. Thậm chí ngày này 7 công cụ này còn phổ biến và được sử dụng trong các phương pháp cải tiến như Sig Sixma (DMAIC or DMADV), quy trình cải tiến liên tục (PDCA cycle) và Lean (loại bỏ hao phí trong quy trình)
Top 7 công cụ từ Nhật Bản
Sau đây là top 7 công cụ tương đối cơ bản để quản lý chất lượng mà bạn không thể bỏ qua
1. Biểu đồ phân bố (Stratification)
Là phương pháp chia dữ liệu thành các nhóm nhỏ và phân loại chúng dựa theo nhóm, cấp, tầng lớp, cấp độ giúp dễ dàng theo dõi và hiểu được các vấn đề hiện tại
2. Biểu đồ Histogram (Histogram)
Được Karl Pearson giới thiệu, là dạng biểu đồ cột cho thấy tần số xuất hiện của từng yếu tố.
Mục tiêu chính của Histogram là nghiên cứu mật độ xuất hiện của dữ liệu và biết được những yếu tố hay dữ liệu nào lặp lại thường xuyên hơn.
Biểu đồ Histogram giúp ưu tiên các yếu tố quan trọng và xác định vấn đề nào cần được xử lý ngay.
3. Phiếu kiểm soát (Check Sheets)
Là bảng tính hoặc biểu mẫu để thu thập dữ liệu và phân tích chúng.
Mục đích quan trọng của Phiếu kiểm soát là liệt kê những vấn đề hoặc sự kiện quan trọng theo dạng bảng/ số liệu cụ thể và liên tục cập nhật hoặc ghi chú tình trạng hiện tại của nó để dễ dàng theo dõi tiến độ, phát hiện những lỗi sai và thậm chí là nguyên nhân gây lỗi.
4. Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram), biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikawa
Được Kaoru Ishikawa giới thiệu nhằm xác định những nguyên nhân gây lỗi hoặc khó khăn cũng như giúp nhận diện mối quan hệ giữa chúng
Sau đó, tiếp tục tìm các yếu tố gây lỗi nhỏ hơn cho đến khi xác định được nguyên nhân gốc rễ. Từ đó vẽ nên biểu đồ xương cá với các nhánh lớn – nhỏ tùy theo các yêu tố gây lỗi tìm được
Trong ngành công nghiệp sản xuất, các nguồn gây lỗi được chia thành các nhóm sau:
- Con người
- Phương pháp
- Máy móc
- Nguyên liệu
- Đo lường
- Môi trường
5. Biểu đồ Pareto (nguyên tắc 80 – 20)
Được đặt theo tên Vilfredo Pareto. Biểu đồ này giải quyết vấn đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20, có nghĩa là 80% kết quả/ sai phạm đến từ 20% là các nguyên nhân lớn thì được gọi là Vital Few, còn nếu 20% vấn đề/ sai phạm đến từ 80% các yếu tố nhỏ thì được gọi là Trvial many
Và mục đích chính của biểu đồ Pareto là đánh dấu yếu tố quan trọng nhất gây nên vấn đề hay sai phạm
6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
Là công cụ thống kê nhằm mục đích nêu lên mối quan hệ giữa hai biến số X và Y thông qua phương trình Y = F(X) + C (C là hằng số)
Mối quan hệ giữa hai biến số này có thể là tuyến tính, đường cong, mũ, logarit, bậc hai, đa thức vv
7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
Được đặt theo tên Walter A. Shewhart, là biểu đồ thống kê cơ bản giúp xác định quy trình sản xuất có nằm trong vòng kiểm soát và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không
Biểu đồ kiểm soát được sử dụng phố biến trong quản lý chất lượng, Six Sigma và cũng có vai trò quan trọng trong xác định quy trình năng lực và các biến số trong sản xuất.
Biểu đồ kiểm soát cũng giúp dự đoán kết quả của quy trình, biết được các mô hình sản xuất khác nhau và nghiên cứu nên thay đổi quy trình ra sao trong một khoảng thời gian nhất định
Tham khảo: www.whatissixsigma.net
Ban biên tập: Viện Phần Mềm