Mô hình Lean Six Sigma là sự kết hợp giữa hệ thống Lean và hệ phương pháp 6 Sigma nhằm vừa giảm thiểu lỗi vừa loại bỏ các hao phí trong quá trình sản xuất. Hôm nay cùng Viện Phần Mềm tìm hiểu khái niệm cũng như những lợi ích của mô hình này nhé.
Tìm hiểu khái niệm
Để hiểu rõ Mô hình Lean Six Sigma đầu tiên bạn phải nắm rõ khái niệm của Lean và Six Sigma, từ đó Viện Phần Mềm sẽ phân tích cụ thể hơn.
Lean là gì?
Lean là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả lãng phí trong quá trình sản xuất. Mục đích là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất. Lean loại bỏ 7 loại hao phí và tác động tới các mục tiêu như: Phế phẩm và sự lãng phí, Chu kỳ sản xuất, Mức tồn kho, Năng suất lao động, Tận dụng thiết bị và mặt bằng, Tính linh động, Sản lượng
Six Sigma là gì?
6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh;
Trong việc định nghĩa khuyết tật, 6 Sigma tập trung vào việc thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.
Mô hình Lean Six Sigma
Mô hình Lean Six Sigma là gì?
Mô hình Lean 6 Sigma kết hợp đồng thời Lean và Six Sigma. Đây là một trong các công cụ hữu hiệu hiện nay giúp xác định và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng (Non Value-Added) được nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới ứng dụng như: Toyota, Motorola, GE.
Lợi ích mô hình Lean 6 Sigma?
Mô hình Lean 6 Sigma sẽ giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện, giảm thiểu lãng phí và các biến động trong quá trình cung cấp dịch vụ, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng, rút ngắn thời gian cung cấp nhằm đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh vượt trội và tăng trưởng một cách bền vững.
Nói chung, mô hình Lean Six Sigma đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong vấn đề cải tiến chất lượng.
Thực hiện mô hình Lean 6 Sigma theo tiến trình DMAIC
1. Xác định – Define (D): làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án.
2. Đo lường – Measure (M): hiểu được thực trạng năng lực của tổ chức, đo lường năng suất lao động, thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste time), thiết lập chi tiết quy trình sản xuất, tìm ra những điểm nút cổ chai (bottleneck) xảy ra trong quá trình sản xuất,..
3. Phân tích – Analyze (A): phân tích các thông số thu thập được trong bước Đo Lường để giả thuyết về nguyên nhân của dao động và tiến hành kiểm chứng, xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added), xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, những điểm nút cổ chai trong quá trình sản xuất.
Một số phương pháp và công cụ thống kê được sử dụng trong bước này như là: 5 Five Why’s, FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết, Đồ thị tác nhân chính (Main Effect Plot)…
4. Cải tiến – Improve (I): tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.
Các công cụ thường được áp dụng bao gồm: Poka yoke, Phương pháp 5S, Kanban, Hệ thống vừa đúng lúc JIT (Just In Time), Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (Total Productive Maintenance), Thời gian chuyển đổi/Chuẩn bị (Changeover/setup time), Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping), Cellular Layout…
5. Kiểm soát – Control (C): thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.
Bước này bao gồm: Hoàn thiện hệ thống đo lường, Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình, Triển khai việc kiểm soát quy trình
Các công cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm: Kế hoạch kiểm soát (Control Plans), Lưu đồ qui trình với các mốc kiểm soát, Các biểu đồ kiểm soát qui trình bằng thống kê (SPC), Các phiếu kiểm tra (Check Sheets)
Khai giảng khóa học Six Sigma Green Belt – English
Nhận thấy nhu cầu theo học Six Sigma ngày càng tăng và với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo Six Sigma, ECCI sẽ khai giảng khóa học như sau
Thời gian dự kiến:
Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
Để biết thêm thông tin chi tiết, tư vấn và đăng kí Khóa học Six Sigma Green Belt cũng như các khóa đào tao khác dành cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ.
Ban biên tập: Viện Phần Mềm
1/ Ý nghĩa của Lean Six Sigma là gì ?
Lean Six Sigma là một phương pháp quản lý nhằm cải thiện hiệu suất sản xuất. Bất kỳ việc sử dụng tài nguyên nào không tạo ra giá trị cho khách hàng đều bị coi là lãng phí và cần được loại bỏ.
2/ Tại sao Lean Six Sigma lại quan trọng ?
Lean Six Sigma là một phương pháp cung cấp các kỹ năng phân tích và quy trình được đánh giá cao. Nó giúp tăng trưởng doanh thu, cải thiện năng suất và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
3/ Đối tượng nào nên học Lean Six Sigma ?
Nếu bạn muốn làm nhà quản lý chất lượng trong tương lai thì chứng chỉ Lean Six Sigma có thể mang đến những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời ở nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp.
4/ Học Lean Six Sigma ở đâu ?
Bạn có thể tham khảo các khóa học tại Viện Phần Mềm, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Công nghệ Quản lý Quốc tế – iRTC, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Công nghệ Quản lý Quốc tế – iRTC, Trung tâm Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực TMS,…
5/ Mất bao lâu để có được chứng chỉ Lean Six Sigma ?
Trung bình mất từ 10 ngày đến 20 ngày (tùy đai) để hoàn thành chương trình chứng nhận Lean Six Sigma.