ITIL là viết tắt của Information Technology Infrastructure Library – Thư viện cơ sở hạ tầng CNTT, là bộ tập hợp các best practice của Quản lý dịch vụ CNTT (ISMS), trong bài viết này cùng Viện Phần Mềm tìm hiểu ngay nhé!
ITIL là gì?
ITIL là bộ tập hợp các best practice Quản lý dịch vụ CNTT (ISMS), tập trung vào việc sắp xếp các dịch vụ CNTT sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh. ITIL mô tả quy trình, thủ tục, nhiệm vụ, và checklist không phải của một tổ chức/ doanh nghiệp cụ thể nào cả nhưng các tổ chức/ doanh nghiệp khác có thể áp dụng nó để hòa hợp với chiến lược của tổ chức, cung cấp giá trị, và duy trì năng lực của tổ chức/ doanh nghiệp. Với mỗi ngành nghề, mỗi đặc thù của doanh nghiệp mà triển khai các quy trình khác nhau với mục đích thiết lập một đường cơ sở mà từ đó có thể lập kế hoạch, triển khai và đo lường. Nó được sử dụng để chứng minh sự tuân thủ và để đo lường sự cải thiện.
Trong phiên bản ITIL 2011 mới nhất, có 5 cuốn tài liệu ITIL, mỗi cuốn nói về một giai đoạn trong vòng đời ITSM (Service Strategy, Service Design, Service Operation, Service Transition, Continual Service Improvement) Điều quan trọng nhất khi triển khai ITIL tại doanh nghiệp là sự cam kết và đầu tư của lãnh đạo, từ chính sách, nhân lực, cho đến vật lực.
Tìm hiểu về hệ thống chứng chỉ ITIL
Hệ thống chứng chỉ ITIL bao gồm các chứng chỉ ITIL từ căn bản (Foundation) đến chuyên gia (Expert). Bài viết sau sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và lựa chọn cho bản thân một lộ trình đào tạo phù hợp.
Về cơ bản hệ thống chứng chỉ ITIL bao gồm các cấp độ:
- ITIL Foundation
- ITIL Intermediate Level
- ITIL Managing Across the Lifecycle
- ITIL Expert Level
- ITIL Master
Hệ thống chứng chỉ ITIL quy đổi thành credit. Cụ thể là:
- ITIL Foundation (2 credits) (Đề cương chi tiết)
- ITIL Intermediate Level (15 – 16 credits)
- ITIL Managing Across the Lifecycle (5 credits)
Trong đó, Intermediate Level chia làm 2 nhánh Lifecycle modules và Capability modules. Để thi lấy chứng chỉ ITIL trong cấp độ này, cá nhân phải thi lấy chứng chỉ ITIL Foundation. Credit của Intermediate Level được tính như sau: Nhánh Lifecycle gồm 5 modules, mỗi module quy đổi thành 3 credits:
- Service Strategy (SS) (Đề cương chi tiết)
- Service Design (SD) (Đề cương chi tiết)
- Service Transition (ST) (Đề cương chi tiết)
- Service Operation (SO) (Đề cương chi tiết)
- Continual Service Improvement (CSI) (Đề cương chi tiết)
Nhánh Capability gồm 4 modules và mỗi chứng chỉ được tính 4 credits:
- Operational Support and Analysis (OSA) (Đề cương chi tiết)
- Release, Control and Validation (RCV)
- Planning, Protection and Optimization (PPO)
- Service Offerings and Agreements (SOA)
Đối với chứng chỉ ITIL Expert, cá nhân không cần phải thi mà chỉ cần khi đạt được 22 credits, trong đó có 5 credits của chứng chỉ Managing Across the Lifecycle thì sẽ được cấp chứng chỉ ITIL Expert. Tại Viện Phần Mềm, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức mới nhất, cũng như thực hành giải quyết case study và được giải các bộ đề thi thử sau mỗi khóa học. Ngoài ra, học viên của các lớp có thể đăng kí thi lấy chứng chỉ ITIL tại Viện Phần Mềm
Lộ trình học ITIL
Khóa học ITIL Foundation là khóa học đầu tiên trong hệ thống ITIL của Axelos. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bạn phải vượt qua kì thi lấy chứng chỉ quốc tế bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, trong thời gian 60 phút, yêu cầu là trả lời đúng trên 65%. Sau khi học ITIL Foundation, bạn có thể cân nhắc chọn lựa giữa 2 nhánh Lifecycle hoặc Capibility để theo học tiếp tục. Vậy làm sao để cân nhắc lựa chọn giữa 2 nhánh trên? Viện Phần Mềm sẽ giúp bạn phân biệt 2 nhánh đó để bạn có thể cho mình lựa chọn sáng suốt nhất.
Lifecycle Stream
• Bao gồm 5 chứng chỉ, mỗi chứng chỉ dựa trên một giai đoạn trong vòng đời dịch vụ, cụ thể là: Service Strategy, Service Design, Service Transition, Service Operation & Continual Service Improvement.
• Tập trung vào việc thực hiện và triển khai một giai đoạn hoàn chỉnh trong vòng đời dịch vụ. Nhánh Lifecycle nhấn mạnh từng giai đoạn, mối quan hệ giữa các quy trình, vai trò, trách nhiệm và cân nhắc thực hiện nhưng ít chú trọng vào quy trình
• Từng module trong nhánh Lifecycle có nghĩa là người đó chịu trách nhiệm giai đoạn đó trong vòng đời dịch vụ.
• Đối tượng mục tiêu của nhánh Lifecycle bao gồm: CIOs, CTOs, Managers, Supervisory Staff, Team Leaders, Designers, Architects, Planners, IT Consultants, IT Audit Managers, IT Security Managers và ITSM trainers liên quan đến quản lý liên tục, phối hợp và tích hợp các hoạt động trong vòng đời dịch vụ
Capability Stream
• Bao gồm 4 chứng chỉ định hướng quy trình và cung cấp kiến thức chuyên môn về quy trình và chức năng ITIL, làm thế nào để ứng dụng và thực hiện các quy trình đó cùng với nhau
• Nhánh Capability tập trung vào cải thiện và triển khai các quy trình hiện tại • Các giáo trình đề ra quy tắc hơn và bao gồm một cái nhìn chi tiết về các yếu tố đầu vào, hoạt động, khái niệm, các số liệu và kết quả đầu ra của mỗi quá trình.
• Từng module trong nhánh Capability có nghĩa là công việc trong những quy trình và các hoạt động trong các quy trình hàng ngày
• Đối tượng mục tiêu của nhánh Capability bao gồm: Business Process Owners, Business Managers, và Operational Staff trong Service Portfolio Management; Service Catalogue Management; Service Level Management; Demand Management; Supplier Management; Financial Management và Business Relationship Management.
Nói tóm lại, các khóa học trong nhánh Lifecycle dành cho các cá nhân làm việc Quản lý dịch vụ CNTT, còn nhánh Capability phù hợp cho những ai làm việc với các hoạt động trong quy trình hằng ngày.
Ban biên tập: Viện Phần Mềm